Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Bảng giá hóa chất công nghiệp



Bảng giá hóa chất công nghiệp chỉ mang tính chất tham khảo.
Một số mặt hàng không thuộc quyền phân phối của Nguyên Khang. Chi tiết vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Liên hệ
Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất:
————————————————-
Phan Trung Hiếu
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0983 723941
CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG

Văn phòng chi nhánh: 59/31 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200
         Fax: 028 37654201       Hotline: 0906617986

Quá trình xử lý bề mặt kim loại trong công đoạn dán cao su

Trong công việc dán cao su vào kim loại cần nhiều yếu tố phải tuân thủ. Ngoài việc sử dụng keo dán đúng cho loại cao su, dung môi chính xác, lớp phủ theo đúng qui định, qui trình chặt chẽ - còn chú ý đến việc xử lý bề mặt kim loại.


Sau khi lựa chọn được loại cao su và hệ chất kết dính phù hợp, bước tiếp theo là xử lý bề mặt kim loại kết dính. Đây là  một bước vô cùng quan trọng nếu muốn đạt được tính kết dính tốt giữa cao su và kim loại.

Nhìn chung, quá trình xử lý kim loại thông thường bao gồm hai bước sau:

Bước 1. Loại bỏ chất bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác: có thể dùng dung môi loại bỏ dầu mỡ và dùng kiềm để làm sạch.

Bước 2. Hoạt hóa bề mặt kim loại:

a. loại bỏ bất kỳ tạp chất như là bụi, vảy, và các sản phẩm phụ của quá trình ăn mòn,
b. tăng diện tích bề mặt kim loại,
c. tạo nên một bề mặt hoạt hóa để liên kết.

Trong bước 2 này có thể dùng phương pháp xử lý cơ học hoặc phương pháp xử lý hóa học

+ Xử lý cơ học: thổi các hạt sắt, oxyt kim loại, cát có kích thước nhỏ vào bề mặt kim loại cần xử lý; sau đó dùng dung môi loại bỏ dầu mỡ và dùng kiềm làm sạch thêm một lần nữa

+ Xử lý hóa học: có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào kim loại cần được kết dính. Đối với thép có hàm lượng cacbon thấp thì phủ photphat;đối với thép không gỉ thì thụ động hóa và khắc axit, trong khi đó với titan phải ngâm trong axit hydro floric, v.v…

Việc lựa chọn phương pháp xử lý kim loại phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1. Chi phí thực hiện: xử lý hóa học nhìn chung ít tốn kém hơn xử lý cơ học

2. Tính linh hoạt: xử lý cơ học áp dụng được cho nhiều kim loại khác nhau, trong khi một phương xử lý hóa học chỉ áp dụng cho một vài  kim loại riêng biệt.

3. Điều kiện cơ sở vật chất: khoảng không sàn, sự thông gió và năng suất các thiết bị sẵn có cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xử lý

4. Mức độ yêu cầu của sản phẩm chống lại các yếu tố môi trường: môi trường hoạt động khắc nghiệt (trong ô tô, vũ trụ, …) nên sử dụng phương pháp xử lý hóa học; còn đối với những ứng dụng trong nhà, phương pháp xử lý cơ học đã đủ đáp ứng.

5. Quy định của chính quyền địa phương, bảo vệ môi trường và sức khỏe công nhân: phương pháp xử lý hóa học tạo ra nhiều chất thải nguy hại hơn, nếu quy định của pháp luật bắt buộc phải xử lý các chất thải này, ta phải tốn nhiều chi phí hơn, nên trong một số trường hợp sử dụng phương pháp xử lý cơ học thì đơn giản, ít rắc rối hơn.

Tìm hiểu thêm về các Các kiểu hỏng kết dính cao su với kim loại ở các bài viết tiếp theo hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

————————————————-
Phan Trung Hiếu
Mobile: 0983 723941


CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG

Văn phòng chi nhánh: 59/31 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200
         Fax: 028 37654201       Hotline: 0906617986