Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Lợi ích, lợi điểm của sơn tĩnh điện

1.         Về kinh tế: -99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để tái sử dụng). -Không cần sơn lót. -Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu. -Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm.
2.         Về đặc tính sử dụng:
Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).
Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
3.         Về chất lượng:
Tuổi thọ thành phẩm lâu dài. -Độ bóng cao. -Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết. -Màu sắc phong phú và có độ chính xác …
4.         Về môi trường:
Công nghệ sơn bột chỉ có một quá trình sơn duy nhất (chỉ sơn 1 lớp) nên nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường là những vấn đề được loại bỏ hoặc còn không đáng kể khi áp dụng công nghệ sơn bột.
Ví dụViệc sơn phủ bằng sơn dung môi yêu cầu sử dụng nhiều dung môi để pha, và những dung môi này khi lọc sơn, khi hòa trộn sơn và khi thải bỏ cần phải có những hệ thống kiểm soát sự bốc hơi của những chất hữu cơ dễ bay hơi. Trong công nghệ sơn bột không chứa những dung môi do vậy phát sinh rất ít mùi làm ô nhiễm môi trường. Không khí thoát ra từ buồng phun sơn bột có thể được thải trở lại ngay trong phân xưởng mà vẫn an toàn, chỉ một lượng rất ít không khí thoát ra từ lò sấy sơn được thải ra bên ngoài. Vì vậy mà công nghệ sơn phủ sơn bột là một công nghệ sơn an toàn, sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn tốt hơn cho môi trường.
II.        Ứng dụng công nghệ Sơn tĩnh điện:

1                    Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng.2                    Sơn bột tĩnh điện ngày nay được sử dụng nhiều trên thế giới nhờ các tính năng: đa dạng về màu sắc, chủng loại, chịu mài mòn, chịu va đập, chịu thời tiết tuyệt vời, thi công trên nhiều loại chất liệu và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường.


3                    Công nghệ sơn bột hiện nay đã được sử dụng để phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác nhau và cho rất nhiều các loại sản phẩm. Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng, công nghệ sơn bột được áp dụng cho rất nhiều các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: Máy điều hòa không khí, máy giặt, máy đun nước nóng, máy rửa chén,..
Tìm hiểu về Nguyên Khang và các “Giải pháp trong ngành sơn tĩnh điện”, truy cập:
Hoặc Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất:

—————————
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200   Fax: 028 37654201   Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Giới thiệu cách pha chế Chất định hình


1./ Giới thiệu;
Định hình bề mặt ( ký hiệu NK#DH) ngoài việc trung hòa nó còn đóng vai trò hoạt hóa cho quá trình phốt phát nhanh hơn, đều hơn, lớp phốt phát mịn hơn và sự bám sơn sẽ tốt hơn.
2./ Cách pha bể :
-        Đổ nước công nghiêp vào khoảng ¾  dung tích bể.
-        Tính lượng hóa chất cần dùng cho toàn bộ thể tích cần pha với nồng độ 1,5g hóa chất NK-DH cho 1000 L dung dịch và đổ từ từ vào bể
-        Khuấy cho tan đều, rồi châm nước đến vạch quy định.
3./ Cách kiểm tra dung dịch:
* Đo độ kiểm tổng:     
-        Lấy 100ml dung dịch định hình cho vào bình tam giác 250ml, thêm 3 giọt NK-CT#BrB, chuẩn độ với dung dịch NH-AS#01. Cuối điểm khì dung dịch mẫu chuyển tử màu xanh dương sang màu vàng nhạt. Số ml của dung dịch NK-AS#01 chính là số điểm.
-        Duy tri số điểm trong khoảng 12-18 điểm bằng  cách thêm hóa chất NK-DH.
Mỗi ca làm việc ( 8 tiếng) nên châm thêm vào bể khoảng từ 200g-800g hóa chất NK-DH cho 1000 L ( Lượng hoá chất NK-DH thêm vào phụ thuộc vào lượng hang đã xử lý trong ngày). Thường xuyên kiểm tra độ pH vì bể này dễ bị nhiễm axit từ khâu tẩy gỉ mang vào. Dùng SODA ASH để đưa độ pH lên nếu giá trị pH nhỏ hơn 8.
Quy cách sản phẩm: 25 kg/bao
Tìm hiểu về Nguyên Khang và các “Giải pháp trong ngành sơn tĩnh điện”, truy cập:
Hoặc Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất:

—————————
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200   Fax: 028 37654201   Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Tư vấn, lắp đặt và bảo trì các hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện

Công ty Nguyên Khang là đơn vị nhập khẩu và phân phối thiết bị:
Thiếtbị súng phun sơn (còn gọi là súng sơn, máy phun sơn cầm tay, thiết bị phun sơn bột, thiết bị sơn tĩnh điện, powdergun,…) các Hãng: Súng phun sơn Kwang (trung quốc); súng phun sơn Sooho (Hàn Quốc); súng phun sơn Wagner (Đức); Súng phun sơn Đài Loan,…

Bếphồng ngoại (còn gọi là đầu đốt hồng ngoại, bếp hồng ngoại công nghiệp, Bếp hồng ngoại 1602A,

Filter nhựa, Filtergiấy(bộ lọc bụi sơn, thu hồi bột sơn); xích tải đa hướng và các vật tư khác trong ngành sơn tĩnh điện

Về dịch vụ kỹ thuật:
Công ty Nguyên khang tư vấn, lắp đặt và bảo trì các hệ thống dây chuyềnsơn tĩnh điện (phòng sơnbuồng sơnlò sấybăng tải,…)
Sửa chữa thay thế và cung cấp linh kiện chính Hãng thiết bị sơn (Cao áp súng sơn, board điều khiển, đầu phun, điện cực, kim đánh lửa, van bơm,…
Tư vấn, thi công tráng phủ composite bể chứa hóa chất xử lý…
Tìm hiểu về Nguyên Khang và các “Giải pháp trong ngành sơn tĩnh điện”, truy cập:

Hoặc Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất:

—————————
Võ Thị Thuyền Quyên

QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200   Fax: 028 37654201   Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Tổng quan thành phần tính chất nước thải xi mạ

Nước thải từ quá trình xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ 2 - 3 đến 10 - 11.








( Hình ảnh minh họa )

Đặc trưng chung của nước thải ngành xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tuỳ theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni,… và cũng tuỳ thuộc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố như xianua, sunfat, amoni, crômat,… Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt … nên BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý chính là các ion vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe,...
  • Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý

Nước thải từ nhà máy xi mạ được thu gom lại tại hố thu gom. Nước thải tiếp tục được bơm sang bể điều hoà lưu lượng, tại đây nước thải sẽ ổn định về lưu lượng, đồng thời được loại bỏ lượng dầu mỡ do bố trí kết hợp thiết bị vớt dầu mỡ với thời gian lưu nước là 5h. Sau đó nước thải được đưa sang bể phản ứng và lắng kết hợp. Tại đây trước tiên châm dung dịch H2SO4 để hạ pH xuống còn 2.1-2.3 (là pH để tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa Cr6+), sau đó châm FeSO4 nhằm oxy hoá lượng Cr6+ thành Cr3+, khuấy trong 5-10 phút với tốc độ khoảng 8 vòng/phút, ngưng khuấy và để yên trong 5-10 phút cho phản ứng xảy ra. Sau đó châm dung dịch NaOH để tạo kết tủa Cr(OH)3, khuấy trong 5-10 phút, tốc độ khuấy như khi châm FeSO4, sau đó giảm tốc độ khuấy còn 20 vòng/giờ để thực hiện lắng. Quá trình lắng xảy ra trong vòng 4 giờ. Phần nước trong qua 3 van xả xuống bể chứa và được bơm qua thiết bị trao đổi ion (cột trao đổi ion) nhằm xử lý nốt những ion còn sót lại sau bể phản ứng và lắng. Nước ra từ cột trao đổi ion là nước sạch đạt tiêu chuẩn thải loại B, được đưa đến nguồn tiếp nhận.


( Hình ảnh minh họa )

Ưu nhược điểm của công nghệ:

  • v Ưu điểm
    ·        Xử lý gần như triệt để amoni (NH4+), axit, crôm (Cr).
    ·        Chi phí đầu tư thấp, quá trình thi công, lắp đặt nhanh.
    ·        Nước thi sau khi xử lý đạt loại B.
    v Nhượt điểm
    ·        Nhân viên vận hành cần được đào tạo về vận hành trạm xử lý nước thải ứng dụng hóa lý;
    ·        Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật;
    ·        Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.
nNguồn: Sưu tầm


Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Khảo sát, tư vấn, xây dựng bồn bể, hồ xử lý hóa chất



Công ty Nguyên Khang chuyên sản xuất và cung cấp các hóa chất công nghiệp, Hóa chất xử lý bề mặt kim loại như:
Tẩy dầu (Tẩy dầu kiềm ; Tẩy dầu Axít , tẩy dầu nhôm), Tẩy gỉ (H2SO4 98%) trong lĩnh vực Tôn, Nhôm, Sắt, Thép, …
Phosphate kẽm, Chromate, Chất định hình, Chất tăng tốc, Soda … dùng trong lĩnh vực sơn tĩnh điện


Khảo sát, tư vấn, xây dựng bồn bể, hồ xử lý hóa chất, tráng compostie, tư vấn pha hóa chất. Hướng dẫn trực tiếp cho đội ngũ kỹ thuật Quý công ty và chuyển giao công nghệ, tài liệu hướng dẫn sử dụng cho các khách hàng mới.

Hỗ trợ tư vấn miễn phí kỹ thuật pha lần đầu, hỗ trợ các thiết bị test nồng độ hóa chất. Đảm bảo uy tín và mang lại sự yên tâm cho khách hàng cao nhất.
Trong những năm chúng tôi đã cung cấp và trở thành đối tác uy tín của các khách hàng lớn tại TPHCM và các tỉnh lân cận Bình Dương, Đắc Nông, Khánh Hòa, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An,…



Tìm hiểu về Nguyên Khang và các “Giải pháp trong ngành sơn tĩnh điện”, truy cập:
                                               
www.nguyenkhang.net
Liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất
—————————
Võ Thị Thuyền Quyên


QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200   Fax: 028 37654201   Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Tìm hiểu an toàn phòng chống cháy nổ trong thi công sơn nước và sơn tĩnh điện

An toàn phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công sơn là việc làm thiết yếu nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của công nhân viên và chính doanh nghiệp. 

Tìm hiểu nguyên nhân và các nguồn cháy nổ:
Sấm sét, các hệ thống chống sét không tốt
Các nguồn lửa trực tiếp
Tia lửa điện hay tia lửa từ ma sát
Những phản ứng hóa học, gia nhiệt quá mức
Bản thân hóa chất có nhiệt độ tự bốc cháy thấp
Sự phóng điện do ma sát tĩnh điện giữa 2 vật khác nhau
Bụi, dung môi hay nhiệt cục bộ.

Các Biện pháp phòng ngừa:
Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện
Trước khi ra về phải đảm bảo ngắt điện hoàn toàn
Bảo trì định kỳ máy móc thiết bị, tránh khô dầu mở sinh ra tia lửa
Tránh bố trí những nguyên vật liệu dễ cháy trong khu vực sản xuất
Bố trí biển báo cần thiết cảnh báo sự nguy hiểm về cháy nổ
Trong quá trình vận hành, tránh va đập mạnh sinh ra tia lửa
Cấm hút thuốc hoặc mang các dụng cụ có nguy cơ sinh ra lửa, điện thoại di động hay phương tiện vận tải vào khu vực sản xuất
Thường xuyên vệ sinh và thông gió tốt tránh tích tụ các nguồn gây cháy cục bộ
Nối đất các thiết bị sinh ra tĩnh điện
Đậy kín các thiết bị chứa có dung môi bay hơi, hóa chất khi để qua đêm
Trong kho chứa nguyên liệu nên có gờ ngăn cách tránh dung môi chảy tràn
Đặc biệt chú ý đến các chất thải, giẻ lau; tránh chất thành đống sinh ra nhiệt cục bài
Ngoài ra đối với các sản phẩm gỗ sơn tĩnh điện, để đảm bảo an toàn khách hàng các quan tâm thêm các hướng dẫn an toàn đối với Gỗ, bụi gỗ
Chúng tôi sẽ cập nhật hướng dẫn an toàn đối với Gỗ, bụi gỗ trong bài viết tới.
(Nguồn: Internet)

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.
Thành phần
Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:
  • Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CASRTECS v.v.
  • Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêngnhiệt độ nóng chảynhiệt độ sôi,điểm bắt lửađiểm nổđiểm tự cháyđộ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v
  • Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất ôxi hóa.
  • Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắtdahệ hô hấphệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biếnđột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
  • Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
  • Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
  • Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
  • Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
  • Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
  • Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
  • Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
  • Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.

[sửa]Áp dụng

Tại Mỹ, OSHA yêu cầu rằng MSDS phải báo cho người lao động về các khả năng gây thương tổn tiềm ẩn của mọi hóa chất trong khu vực sản xuất theo luật "Các quyền người lao động được biết".
MSDS chủ yếu được sử dụng trong các khu vực sản xuất có sử dụng hóa chất được coi là độc hại mà không phải là cho các hóa chất được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, MSDS cho các chất tẩy rửa là không thích hợp lắm cho những người chỉ sử dụng một can hóa chất này trong năm, nhưng nó là cực kỳ cần thiết cho những người làm công việc tẩy rửa trong một khu vực chật hẹp tới 40 h trong tuần.
Tại Việt Nam, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp hiện đại đều bắt buộc phải có MSDS.