Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Vai trò của Tẩy dầu kiềm trong quá trính xử lí kim loại

1/. Giới thiệu
Tẩy dầu dạng bột có tính kiềm nhẹ, trung bình hoặc mạnh. Thích hợp với hầu hết các kim loại nền như: đồng, kẽm, sắt, thép, nhôm, atimon,…
Ký hiệu: NK-KbTD
Quy cách sản phẩm: 25kg/bao
Tay dau bot, tay dau kiem
(Hình ảnh minh họa Tẩy dầu kiềm dạng bột)
2/. Vai trò của Tẩy dầu kiềm trong quá trính xử lí kim loại
Thông thường có 2 bước để xử lí bề mặt kim loại bao gồm:
Bước 1: Loại bỏ chất bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác, có thể dùng dung môi để loại bỏ dầu mỡ và dùng kiềm để làm sạch.
Bước 2: Hoạt hóa bề mặt kim loại
  1. Loại bỏ bất kì tạp chất như bụi, vảy, và các sản phẩm phụ của quá trình ăn mòn.
  2. Tăng diện tích bề mặt kim loại
  3. Tạo nên một bề mặt hoạt hóa để liên kết.
Tham khảo thông tin tài liệu hướng dẫn pha hồ (bể) hóa chất xử lý bề mặt kim loại tại link
Thông tin chi tiết truy cập websites:
Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn và báo giá tốt nhất
—————————
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200   Fax: 028 37654201   Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Xử lý bề mặt kim loại: Bằng công nghệ tiên tiến

Xử lý bề mặt kim loại: Bằng công nghệ tiên tiến

Phun phủ kim loại là công nghệ không thể thiếu trong lĩnh vực luyện kim; điện - điện tử, cơ khí…Công nghệ phun phủ kết hợp với công nghệ xử lý bề mặt bằng phương pháp hóa nhiệt luyện để phục hồi các chi tiết đã qua sử dụng và bị mài mòn quá mức cho phép có dạng trục và dạng vỏ tròn xoay, là những chi tiết rất phổ biến trong máy móc và thiết bị nhập ngoại. Tại Việt Nam, nhu cầu phục hồi các chi tiết mòn hỏng hiện rất lớn.
Phun phủ kim loại là công nghệ không thể thiếu trong lĩnh vực luyện kim; điện - điện tử, cơ khí…Công nghệ phun phủ kết hợp với công nghệ xử lý bề mặt bằng phương pháp hóa nhiệt luyện để phục hồi các chi tiết đã qua sử dụng và bị mài mòn quá mức cho phép có dạng trục và dạng vỏ tròn xoay, là những chi tiết rất phổ biến trong máy móc và thiết bị nhập ngoại. Tại Việt Nam, nhu cầu phục hồi các chi tiết mòn hỏng hiện rất lớn.
PGZY3U83VH_may2Một số viện nghiên cứu và DN đã tiến hành phục hồi bằng nhiệt khí. Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ nên họ chủ yếu phục hồi cho các chi tiết có yêu cầu công nghệ không cao. Để khắc phục những hạn chế đó, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý bề mặt kim loại để phục hồi một số chi tiết máy bị mòn có dạng trục, dạng vỏ tròn xoay”.
Sau khi nghiên cứu các phương pháp phun, nhóm tác giả đã lựa chọn phương pháp phun nổ. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm nổi trội như tiết kiệm vật liệu; gọn nhẹ, dễ di chuyển, dễ làm việc tại công trường; có nhiều vật liệu phun khác nhau trên nhiều nền khác nhau, vừa có thể sử dụng chế tạo mới, vừa có thể sử dụng để phục hồi các chi tiết. Đối với những trục cam làm bằng thép hợp kim độ bền cao, yêu cầu chịu mài mòn lớn, sử dụng phun phủ nhiệt khí thông thường, không đáp ứng được yêu cầu trong khi phun nổ, có thể đáp ứng các yếu tố kỹ thuật như: Lớp phủ lên bề mặt có độ bám dính tốt với mặt nền, độ xốp có thể chấp nhận được, mức chi phí đầu tư trung bình. Phun nổ có thể sử dụng để phun các loại hợp kim bột, chịu nhiệt, chịu mài mòn. Bằng phương pháp sử dụng quy hoạch thực nghiệm, nhóm tác giả thực hiện đề tài đã xác định phạm vi tối ưu cho các thông số công nghệ (tốc độ phun, lưu lượng phun, khoảng cách phun). Với tốc độ phun trên 100 m/s; lưu lượng phun trên 500g/s; khoảng cách phun từ 300 - 500 mm sẽ cho chất lượng phun tốt nhất, các tiêu chí đánh giá chất lượng bề mặt kim loại sau phun bao gồm: độ cứng, độ xốp, độ bám dính cơ học, tổ chức tế vi của lớp phủ đều đạt yêu cầu.

Đề tài không những có ý nghĩa về kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu bức thiết trong việc sửa chữa, phục hồi những chi tiết máy bị mài mòn mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia. Hiện nay, hầu hết thiết bị máy móc quan trọng đều phải nhập khẩu, đặc biệt là trong ngành cơ khí chính xác và công nghệ cao. Những thiết bị mua mới và nhập ngoại này rất tốn kém. Theo kết quả điều tra khảo sát của đề tài, giá mua trục cam mới hiện nay vào khoảng 3.000 USD. Trong khi đó, tổng chi phí phục hồi chỉ hơn 13 triệu đồng (bằng 1/4 so với giá mua mới). Bên cạnh đó, công nghệ này tạo ra bước đột phá mới về ứng dụng công nghệ phun phủ kim loại ở Việt Nam trong việc phục hồi sửa chữa những máy móc thiết bị có trình độ công nghệ cao; có khả năng nhân rộng cho các DN, nhà máy trong nước.

(Theo baocongthuong)

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Cách xử lý bề mặt nhôm sao cho hiệu quả


Nhiều người cho rằng nhôm khó bị gỉ, thực ra so với sắt thì nhôm dễ bị gỉ hơn. Có điều khác là khi nhôm bị gỉ, bề mặt nhôm không bị rỗ, sần sùi như sắt mà tạo thành một bề mặt trơn láng.
Bản chất của lớp gỉ trên bề mặt kim loại chính là lớp oxyt kim loại do tác dụng của hơi ẩm kết hợp với oxy với kim loại tạo ra. Tác dụng của không khí ẩm với kim loại cũng giống loại muỗi hút máu người. Khi sắt bị gỉ sẽ tạo nên một lớp oxyt sắt xốp, oxy có thể lọt qua lớp sắt oxyt và gây rỉtiếp tục. Nhôm thì không giống như vậy. Khi nhôm tác dụng với oxy sẽ tạo thành một lốp nhôm oxyt (Al203). Lớp nhôm oxytnày bám rất chắc vào bề mặt nhôm nên ngăn không cho oxy tác dụng trực tiếp với nhôm giống như tấm màn chống muỗi không cho muỗi bám vào da để hút máu ngưòi.
Lớp màng oxyt này rất sợ axit và cả kiềm, vì vậy đồ dùng bằng nhôm chỉ thích hợp cho việc nấu cơm, đun nước mà không thích hợp để đựng các chất dễ sinh axit hoặc kiềm.
Thường có nhiều người không thích đồ dùng bằng nhôm mất vết bóng nên lấy cỏ, rơm, hoặc cát đánh cho bóng. Dùng cát để đánh bóng có thể đánh sạch hết lớp oxyt nhôm bảo vệ bề mặt nhôm do ma sát. Còn dùng cây cỏ có thể làm thoát ra những chất có tính kiềm như kali cacbonat có thể có phản ứng hóa học hòa tan lớp oxyt nhôm. Vì vậy các biện pháp đánh sạch bề mặt đồ dùng bằng nhôm như trên là không khoa học. Khi bạn dùng cách đánh bóng bề mặt nhôm, ngay lập tức bạn có thể có một bề mặt sáng bóng, nhưng không lâu sau, trên bề mặt nhôm lại xuất hiện một lớp nhôm oxyt bảo vệ. Nếu bạn lại tiếp tục đánh bóng, nhôm lại tiếp tục bị oxyt hóa và lại tiếp tục bị phủ một bề mặt mờ xám, mò đục. Sau mỗi lần đánh bóng, bề mặt nhôm lại mòn đi một ít và cứ thế thòi hạn sử dụng có thể giảm đi.
Lớp nhôm oxyt trên bề mặt rất mỏng, chỉ vào khoảng 0,0001mm hoặc dày hơn một chút. Trong công nghiệp, để tăng cưòng độ bền của các đồ dùng bằng nhôm người ta thường xử lý bề mặt nhôm bằng dung dịch natri sunfat 20% và dung dịch axit nitric 10% để tăng độ dày lớp oxyt nhôm. Chính vì vậy mà trên đồ dùng bằng nhôm mới thưòng có màu trắng xám đục hoặc màu vàng.
(Nguồn: www.nguyenkhang.net )
Tìm hiểu thêm

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Chất Xúc tác – Tăng tốc. Cách kiểm tra nồng độ chất tăng tốc


Xúc tác – Tăng tốc : rút ngắn thời gian trong quá trình phosphate hóa.
Kiểm tra nồng độ chất tăng tốc    
Nồng độ chất tăng tốc trong dung dịch được xác định bằng điểm. Nồng độ tối ưu nằm trong khoảng 6-10 điểm. Để xác định điểm này người ta dùng ống tạo bọt. Đổ dung dịch đầy ống rồi cho vào khoảng ½    muỗng cà phê chất NK-SuA rồi dùng lòng bàn tay bịt chặt miệng ống và dựng ngược lên cho chất bột lọt vào phía trong ống. Sau đó để ống đứng yên trong vòng 1-2 phút. Thể tích không khí chiếm chổ trong ống chính là số điểm của chất tăng tốc.
Nồng độ chất tăng tốc sẽ bị mất dần trong qua trình làm  việc thậm chí ngay cả khi không làm việc. Do đó ngay đầu giờ làm việc ta phải thêm NK#TT vào kết hợp với khuấy đều. Thông thường để tăng 1 điểm ta cần cho vào bể khoảng 150g NK#TT cho 1000 L dung dich
Quy cách sản phẩm: 25 kg/bao
Tìm hiểu về Nguyên Khang và các “Giải pháp trong ngành sơn tĩnh điện”, truy cập:
www.nguyenkhang.net                
Hoặc Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất:

—————————
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200   Fax: 028 37654201   Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Cách kiểm tra nồng độ chất tăng tốc trong bể phốt phát (phosphate)

Nồng độ chất tăng tốc trong dung dịch được xác định bằng điểm. Nồng độ tối ưu nằm trong khoảng 6 - 10 điểm. Để xác định điểm này ta dùng ống tạo bọt. Đổ dung dịch đầy ống rồi cho vào khoảng ½ muỗng cà phê chất NK_SuA rồi dùng lòng bàn tay bịt chặt miệng ống và dựng ngược lên cho chất bột lọt vào phía trong ống. Sau đó để ống đứng yên trong vòng 1-2 phút. Thể tích không khí chiếm chỗ trong ống chính là số điểm của chất tăng tốc.

Nồng độ chất tăng tốc sẽ bị mất dần trong quá trình làm việc thậm chí ngay cả khi không làm việc. Do đó ngay đầu giờ  làm việc  ta phải thêm NK-TT (hóa chất xúc tác tăng tốc) vào kết hợp với khuấy đều. Thông thường để tăng 1 điểm ta cần cho vào bể khoảng 150g NK-TT cho 1000 L dung dịch.



Ø LƯU Ý:
§ Tất cả các thông số trên đều có tính chất tương đối, vì mỗi người sử dụng có thiết bị khác nhau, nguyên liệu vào khác nhau và nhiệt độ cũng khác nhau. Do đó, mỗi người sử dụng phải tự theo dõi liên tục trong thời gian đầu để có thể rút ra được các giá trị phù hợp cho mình. Sau khi có được các giá trị trên ta nên tuân thủ chúng để có được chất lượng tối ưu.
§ Bể hoạt động với chất tăng tốc cao nên sinh ra nhiều bột trắng ở đáy, do đó phải thường xuyên lọc bể bằng cách cho lắng bể trong vòng từ 12 – 24 giờ rồi bơm phần dung dịch qua bể khác, còn phần bùn đổ bỏ (cho vào hệ thống xử lý chất thải), sau đó bơm dung dịch trên trở lại.

Khách hàng cần thêm thông tin hoặc có nhu cầu tư vấn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0906 61 79 86.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Đầu phun tròn- Linh kiện súng phun sơn


Công ty Nguyên Khang chuyên sữa chữa súng phun sơn, cung cấp các linh kiện súng phun sơn, đầu phun tròn...


Tìm hiểu về Nguyên Khang và các “Giải pháp trong ngành sơn tĩnh điện”, truy cập:
                                               
Hoặc Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất:

—————————
Võ Thị Thuyền Quyên


QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Tel: 028 37654200   Fax: 028 37654201   Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong sản phẩm cửa cuốn

Ngày nay, công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được ứng dụng một các rộng rãi trong hầu hết các sản phẩm công nghiệp.
Trong các sản phẩm cửa cuốn tự động, bề mặt của nhựa uPVC được lót một lớp sơn tĩnh điện hay sơn ngoài trời. Tiêu chuẩn để chọn loại sơn này phải đạt được những yếu tố kỹ thuật về độ sáng, bền lâu dưới tác dụng trực tiếp và thường xuyên của thời tiết, môi trường. Đặc biệt, lớp sơn tĩnh điện được chọn phải đáp ứng được những yêu cầu khắc khe trong các loại cửa cuốn chống cháy.
Bởi trong trường hợp có hỏa hoạn, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, lớp sơn này sẽ nhanh chóng nở phồng và tăng dần thể tích đến khi đạt 80-90% lần so với thể tích ban đầu, đồng thời tạo ra nhiều bọt. Quá trình giãn nở này sẽ tạo cho cửa một lớp cách ly khỏi lửa trong vòng 2 – 4h nhăm bảo vệ lớp thép nền khỏi nhiệt độ cao hay bị bắt cháy. 

Hình minh họa cửa cuốn

Lớp sơn tĩnh điện cao cấp không chỉ giúp cửa cuốn đẹp mà còn bền lâu
Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:
- Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox...
- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,...

Ưu điểm lớn của loại sơn này là ứng dụng tốt trên nhiều bề mặt vật liệu như gỗ, kim loại,… bám chắc, ít ảnh hưởng đến môi trường và có thể tái chế lại vật liệu. 

Cửa cuốn cũng được sơn phủ theo quy trình sơn tĩnh điện chuẩn:
- Xử lý bề mặt: Vật sơn phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước sau: Tẩy dầu - Rửa nước chảy tràn - Tẩy gỉ - Rửa nước chảy tràn - Định hình - Phosphat kẽm - Rửa nước.
- Hấp: Hấp khô vật sơn sau khi xử lý bề mặt.
- Phun sơn: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển trên súng, có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng vật sơn.
- Sấy: Vật sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tùy theo chủng loại thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy 150oC - 200oC, thời gian sấy 10 - 15 phút).
- Kiểm tra, đóng gói: là khâu cuối cùng của quy trình sơn tĩnh điện.

Để hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trong suốt quá trình xử lý và sơn tĩnh điện, khách hàng vui lòng gọi 0983723941 hoặc liên hệ